Rắn xanh có độc không? Cách sơ cứu nhanh khi bị rắn xanh cắn

Động vật, trong đó có rắn, là một hệ đa dạng và có nhiều điều bí ẩn, thú vị. Trong số các loài rắn thường gặp, rắn xanh gây nhiều sợ hãi bởi màu xanh lạ thường và chiều dài cơ thể. Để biết rắn xanh có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

1. Tìm hiểu đôi nét về rắn xanh

Trước khi khám phá rắn xanh có độc không, bạn cũng cần biết đến một số đặc điểm cơ bản của rắn xanh để nhận dạng nhanh chóng nếu gặp. Rắn xanh còn tên đầy đủ là rắn lục xanh, tên khoa học là Trimeresurus Stejnegeri, đây là loài rắn có nọc độc và thuộc họ Crotalinae. Rắn xanh được tìm thấy lần đầu tiên và khoảng năm 1925 và xuất hiện rất nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan,…

Loài rắn xanh thích hợp sống ở độ cao trên 2845m so với mực nước biển và chủ yếu sống về đêm, bám trụ trên các cành cây hoặc trên mặt đất. Ở nhiều vùng núi, người ta dễ dàng bắt gặp rắn xanh gần các bờ suối hoặc thác nước chảy tự nhiên. Màu xanh của loài rắn này gần với màu cây cỏ khiến chúng ẩn nấp hiệu quả nhưng cũng là mối lo ngại lớn cho những người thường xuyên đi rừng, lo lắng rắn xanh có độc không.

Rắn xanh có độc không? Rắn xanh cắn có sao không? 1
Rắn xanh là loài rắn thường sống về đêm tại những nơi ẩm thấp, rậm rạp

Thời điểm rắn xanh săn mồi nhiều nhất là khi màn đêm buông xuống. Nhờ có đôi mắt cực sáng mà rắn xanh có thể bắt mồi hiệu quả ngay cả khi không có đủ ánh sáng hoặc khi con mồi đang ẩn náu trong bụi rậm. Thức ăn chính của rắn xanh là các loại động vật có kích thước nhỏ như chim, chuột, thằn lằn, ếch, nhái, trứng chim,…

Tại nước ta, vùng có nhiều rắn xanh sinh sống nhất là các vùng núi cao phía Bắc hoặc các khu vực núi cao ở miền Trung và Tây Nguyên. Không giống đặc điểm giống loài, tại Tây Nguyên, rắn xanh rất thường xuyên bám đậu trên các cây cà phê hoặc hồ tiêu khiến nhiều người khiếp sợ. Tuy nhiên do việc phun thuốc trừ sâu nhiều như hiện nay, số lượng rắn xanh đã suy giảm và chỉ đôi khi thấy trong tự nhiên.

2. Rắn xanh có độc không?

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất về rắn xanh là rắn xanh có độc không. Trong các loài rắn, tỷ lệ các loài không có nọc độc khá thấp, thường chỉ khoảng 20%, trong khi đó, có đến 80% số rắn là rắn độc. Rắn xanh cũng không ngoại lệ, đây là loài rắn có nọc độc cần phải cẩn trọng mỗi khi tiếp xúc, đặc biệt là ở môi trường tự nhiên.

Rắn xanh có độc không? Câu trả lời là có, rắn xanh có độc và nọc độc của chúng thuộc họ các loại rắn lục. Nọc độc của rắn xanh có chứa chất độc Hemotoxin được đánh giá là chất độc mạnh và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân nếu không kịp thời được sơ cứu, điều trị kịp thời. Khi bị rắn cắn bạn sẽ cảm thấy đầu tiên là cảm giác vô cùng đau đớn, vết thương rắn cắn bắt đầu sưng tấy, ửng đỏ lên và khá đau nhức.

Cơn đau do rắn xanh cắn chỉ có thể thuyên giảm khi bạn tiến hành lấy nọc độc ra ngoài và điều trị vết rắn cắn. Tuy nhiên, trong thực tế, rắn xanh có độc không và nọc độc có đủ để giết người không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như nồng độ, số lượng nọc độc được giải phóng vào vết thương,…

Theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu về động vật, hiện nay, tỷ lệ người tử vong do bị rắn xanh cắn khá thấp, đa số các ca rắn xanh cắn đều có thể xử lý và chữa trị, phục hồi mặc dù nọc độc của rắn xanh rất mạnh và rất nguy hiểm cho tính mạng. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết, nền y học hiện đại đã cho ra huyết thanh đặc trị nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm, trong đó có rắn xanh.

Vì vậy mà dù nhiều người thắc mắc rắn xanh có độc không, rắn xanh có độc nhưng vì sao tỷ lệ tử vong thấp, đó là do đã có huyết thanh chữa trị. Tuy nhiên, huyết thanh này chỉ có hiệu quả trong vòng 4 giờ sau khi bị rắn cắn, nếu để vết thương lâu hơn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng là khá cao.

Rắn xanh có độc không? Rắn xanh cắn có sao không? 2
Rắn xanh có độc không? Câu trả lời là có và độc của rắn xanh rất nguy hiểm

3. Rắn xanh cắn có nguy hiểm không?

Ngoài thắc mắc rắn xanh có độc không, nhiều người cũng lo lắng không biết liệu khi bị rắn xanh cắn có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm tính mạng hay không. Vì rắn xanh là loài rắn có nọc độc và độc mạnh bị rắn xanh cắn không chữa trị kịp thời hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nọc độc từ rắn xanh được giải phóng vào máu thông qua vết cắn và phá vỡ quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể, từ đó tạo nên nhiều cục máu đông lan tỏa. Đây cũng là nguyên nhân sau khi bị rắn xanh cắn bạn sẽ thấy xung quanh vết thương bầm tím, sưng lên làm lộ rõ vết thương hơn.

Không chỉ vậy, rắn xanh đưa nọc rắn vào máu còn tạo nên các fibrin hòa tan làm xuất hiện nhiều cục máu đông rải rác trong mạch máu. Cùng lúc đó cơ thể vẫn phải phân giải các fibrin cho độc rắn tạo ra, dẫn đến việc xuất huyết nặng, thiếu máu và gây nguy hiểm.

Chính vì vậy ngay khi nhận thấy bị rắn xanh nói riêng hoặc bất cứ loài rắn nào nói chung cắn, bạn cần rửa sạch bề mặt vết thương ngay lập tức, sơ cứu khi bị rắn cắn tạm thời, băng bó vết thương và đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, kịp thời xử lý.

Khi đi đến các nơi rậm rạp, nhiều cây cối như vườn hoang, rừng nhiệt đới,… nơi tập trung nhiều rắn xanh, bạn nên tuân thủ những quy tắc phòng tránh rắn cắn và tránh đặt tay lên các cây rừng, dùng tay chạm vào những nơi có thể có rắn xanh ẩn nấp. Nếu bị rắn cắn cũng không nên mất bình tĩnh, hãy sơ cứu ngay và đến bệnh viện, bạn nhé.

4. Cách sơ cứu nhanh khi bị rắn xanh cắn

Khi bị rắn xanh cắn, bạn không nên quá sợ hãi, lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện những bước sơ cứu dưới đây để tránh nọc độc từ rắn xanh tác động đến sức khỏe, tính mạng.

  • Di chuyển ra khỏi nơi có rắn xanh.
  • Trấn an tinh thần bình tĩnh, tâm lý vững và tránh cử động nhiều, tốt hơn hết nên nẹp các chi bị cắn để giảm nguy cơ nọc độc lây lan rộng.
  • Tháo bỏ các trang sức trên người nạn nhân, nới lỏng quần áo đang mặc để máu lưu thông tốt hơn, tránh chèn ép lên vết thương gây sưng tấy.
  • Điều chỉnh tư thế nằm sao cho vết thương thấp hơn tim để giảm tốc độc nọc độc lan đến tim.
  • Vệ sinh vết thương bằng nước sạch và xà phòng hoặc nước muối sinh lý.
  • Lấy băng gạc khô hoặc vải, khăn sạch để băng kín vết thương bị rắn xanh cắn.
  • Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, có thể chụp lại hình ảnh con rắn để bác sĩ dễ chẩn đoán rắn có độc hay không.
Rắn xanh có độc không? Rắn xanh cắn có sao không? 3
Bị rắn cắn nên vệ sinh vết thương, băng bó lại bằng băng gạc/khăn sạch và đến ngay bệnh viện gần nhất

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rắn xanh có độc không. Trong tự nhiên có rất nhiều loài rắn, trong đó có cả rắn độc và rắn không độc, tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi đến những nơi rậm rạp để tránh bị rắn cắn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Related Posts

1 of 3

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *