Dấu hiệu bọ chét cắn là gì? Cần làm gì khi bị bọ chét cắn?

Bọ chét là một loại ký sinh trùng và có thể truyền nhiễm bệnh sốt phát ban, bệnh dịch hạch, bội nhiễm, viêm da dị ứng… Do đó, bạn có thể bỏ qua triệu chứng bệnh ban đầu nếu không nhận ra dấu hiệu bọ chét cắn. Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu, chúng ta cần biết thêm về bọ chét và cách nhận biết chúng.

1. Các loại bọ chét thường gặp

Bọ chét là một loài sống ký sinh sống trên da di chuyển bằng cách nhảy rất cao và xa. Chúng sống bằng máu của động vật hoặc con người. Những loại bọ chét thường gây bệnh cho người bao gồm:

  • Bọ chét mèo;
  • Bọ chét chó;
  • Bọ chét người.

2. Cách nhận biết bọ chét

Nhìn chung, bọ chét sẽ có các đặc điểm sau đây:

  • Bọ chét không có cánh, dài khoảng 2 – 8mm, thân hình bầu dục;
  • Màu sắc nâu nhạt cho đến nâu đậm;
  • Đầu bọ chét nhỏ không cân xứng với thân mình;
  • Bọ chét có 6 chân, 2 chân sau lớn hơn giúp chúng nhảy xa.

3. Đặc điểm vết cắn của bọ chét

Vết cắn của bọ chét không giống với vết côn trùng cắn bọng nước khác, chúng có các đặc điểm sau đây:

  • Vết cắn nhỏ, sưng đỏ;
  • Có vết quầng đỏ xung quanh vết cắn trung tâm;
  • Vết cắn bọ chét thường có thành từng nhóm nhỏ 3 – 4 nốt hoặc thẳng hàng;
  • Vị trí bị cắn thường ở quanh mắt cá chân;
  • Bọ chét cũng có thể cắn ở quanh eo, nách, trong khuỷu tay và phía sau đầu gối.
Dấu hiệu bọ chét cắn là gì? Cần làm gì khi bị bọ chét cắn 1
Vết cắn bọ chét rất nhỏ và có quầng đỏ bao xung quanh

4. Bị bọ chét cắn có triệu chứng gì?

Người bị bọ chét cắn sẽ cảm thấy rất đau và ngứa. Bên cạnh đó, xung quanh vết cắn cũng có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban. Người bị cắn có thể bị ngứa khó chịu và gãi quá mức, làm cho xung quanh vết cắn bị trầy da, nổi mụn trắng và nhiễm trùng.

5. Các dấu hiệu bọ chét cắn

Dấu hiệu bọ chét cắn sẽ có một số đặc trưng nhất định. Bạn nên biết về các dấu hiệu này để có cách xử lý kịp thời để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa vết cắn trở nặng hơn. Sau đây là các dấu hiệu bọ chét cắn thường gặp:

  • Vết cắn có các đốm nhỏ sẫm màu, xung quanh là vùng da bị sưng đỏ;
  • Bàn chân và cẳng chân thường bị bọ chét cắn;
  • Có thể cảm nhận cơn đau ngay khi bọ chét cắn;
  • Bọ chét có thể cắn liên tục 2 – 3 lần cùng một chỗ;
  • Vết cắn đau là do cảm giác ngứa khiến cơ thể khó chịu;
  • Trẻ sơ sinh thường bị bọ chét cắn do chơi gần các khu vực trú ẩn của bọ chét.

6. Bọ chét cắn có nguy hiểm không?

Bọ chét cắn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vết cắn có thể bị nhiễm trùng nếu như bạn gãi quá nhiều. Ngoài ra, bọ chét cũng là tác nhân truyền nhiễm bệnh sốt phát ban, bệnh dịch hạch, bội nhiễm, viêm da dị ứng,… Vì vậy, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể cẩn thận sau khi bị bọ chét cắn.

Dấu hiệu bọ chét cắn là gì? Cần làm gì khi bị bọ chét cắn 2
Vết cắn bọ chét có thể nguy hiểm cho da nếu bạn gãi quá mức

7. Khi bị bọ chét cắn cần làm gì?

Sau khi bị bọ chét cắn, bạn nên thực hiện các cách sau đây để giảm ngứa, hạn chế để lại sẹo và tránh bị nhiễm trùng:

  • Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng pha với nước ấm;
  • Chườm túi đá để giảm sưng, giảm ngứa;
  • Không gãi lên vùng da bị cắn tránh nhiễm trùng;
  • Bôi các nguyên liệu tự nhiên như:
    • Lô hội (nha đam): Thoa gel nha đam lên vùng da có dấu hiệu bọ chét cắn trong 15 phút để kháng viêm và giúp da mau lành.
    • Túi trà lọc đã qua sử dụng: Đắp túi trà đã nguội lên da cho đến khi vết cắn giảm sưng đau.
    • Trà xanh: Nước trà xanh xoa lên vết thương có thể làm dịu da, chống viêm, giảm sưng và nhanh lành vết thương.
    • Xoa rượu hoặc giấm trắng: Tránh nhiễm trùng vết cắn bằng cách bôi rượu/giấm đã pha với nước ấm.

8. Cách phòng ngừa bọ chét trong nhà

Bạn nên áp dụng các cách diệt bọ chét đơn giản tại nhà sau đây:

  • Vệ sinh khu vực của thú cưng và các vật dụng quanh nhà bằng thuốc diệt côn trùng.
  • Vệ sinh liên tục trong 1 – 2 lần để diệt trừ hoàn toàn trứng bọ chét.
  • Hút bụi các khe gỗ, thảm lót sàn, góc nhà… vì đây là nơi bọ chét có thể trú ẩn.
  • Dùng bình xịt bọ chét theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Sử dụng dịch vụ diệt côn trùng tại nhà nếu như có dấu hiệu bọ chét cắn trong thời gian dài.
Dấu hiệu bọ chét cắn là gì? Cần làm gì khi bị bọ chét cắn 3
Vệ sinh nhà cửa liên tục có thể làm giảm sự sinh sản của bọ chét

9. Khi nào cần đi khám khi bị bọ chét cắn?

Bạn nên đến khám bác sĩ da liễu nếu như có các dấu hiệu bọ chét cắn như khó thở, buồn nôn, sưng môi hoặc mặt. Vết cắn từ bọ chét có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Từ đó, vi rút gây bệnh nguy hiểm có thể tấn công hệ miễn dịch của bạn.

Ngoài ra, bọ chét phát triển mạnh vào giai đoạn chuyển tiếp từ mùa xuân sang mùa hè. Nếu thấy cơ thể có phản ứng dị ứng và viêm da thì nên sớm đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bọ chét cắn không khó để nhận biết. Vì vậy, bạn cần dành thời gian quan sát vết cắn trên cơ thể của mình hoặc của con cái để có hướng xử lý kịp thời. Mặc dù vết cắn bọ chét không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng bạn cũng không nên chủ quan.

Related Posts

1 of 3

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *